|

Những lý do khiến Đoàn thể thao Malaysia “yếu thế” tại SEA Games 32

Đoàn Thể thao Malaysia sau Thế vận hội SEA Games 32 đã có được tổng số 175 huy chương trong đó là 34 huy chương vàng, 45 huy chương bạc, 96 huy chương đồng. Kết thúc kỳ thi đấu Malaysia giữ vị trí thứ 7/11 đoàn trong khu vực. Đây là một kết quả tạo sự thất vọng của fan hâm mộ nước nhà cũng như việc Đoàn thể thao bày tỏ sự nuối tiếc bởi những nguyên nhân không thể hoàn thành mục tiêu đặt ra trước đó là 40 huy chương vàng. 

Một trong những nguyên nhân khiến Malaysia tụt dốc chính là VĐV không có sự đoàn kết

Bảng thành tích tệ hại của Đoàn thể thao Malaysia tại SEA Games 32

Tại đất nước Campuchia Đoàn thể thao Malaysia có sự thiếu hụt 6 tấm huy chương vàng để có thể hoàn thành được tổng con số 40 đã đặt ra trước đó. Với vị trí xếp hạng thứ 7 toàn khu vực thua xa 17 huy chương vàng khi so sánh với Đoàn có vị trí thứ 6 Singapore. Mặc dù vượt các chỉ tiêu về huy chương bạc và huy chương đồng lên mức 45 và 96 những Malaysia vẫn nếm trải một kỳ đại hội yếu thế so với các đất nước khác trong khu vực về mặt thành tích. 

Trong các mùa SEA Games trước đây khi xét về vị trí Malaysia có 2 lần xếp hạng thấp như năm nay với 15 huy chương vàng xếp thứ 6 năm 1983 tại Singapore, 39 huy chương vàng khi tham dự tại Việt Nam năm 2021. Tuy nhiên vào thời điểm năm 1983 đại hội SEA Games với 7 Đoàn tranh tài và năm 2021 Đoàn Malaysia chỉ đạt mức huy chương vàng cao hơn Campuchia vào năm 2023. 

Thêm một lần gần đây nhất Đoàn thể thao Malaysia đoạt số huy chương vàng ít hơn kỳ thi đấu tại Campuchia là thời điểm năm 1995 sở hữu 31 huy chương tổ chức ở Thái Lan. Trong năm đó Đại hội Đông Nam Á tổ chức ít nội dung thi đấu hơn và Đoàn Malaysia vẫn có vị trí thứ 5 toàn đoàn. 

Trưởng Đoàn thể thao Malaysia xin lỗi fan hâm mộ về tình hình thi đấu tụt hạng

Nguyên nhân dẫn đến kết quả “nghèo nàn” của Đoàn thể thao Malaysia tại SEA Games 32

Để trả lời những chất vấn trước Quốc hội sau SEA Games 32 về kết quả chung cuộc Bộ trưởng đoàn thể thao Malaysia cũng có một số lý do được nêu ra. Nguyên nhân đầu tiên cũng rất quan trọng chính là tinh thần thi đấu của các vận động viên tụt dốc hoàn toàn bởi Chính trị nước nhà không ổn định. Trong 4 năm Đoàn thay đổi liên tiếp 3 Bộ trưởng thể thao, 3 Thủ tướng. Mặc dù đây không phải là nguyên nhân duy nhất nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích của vận động viên tại Thế vận hội.  

Thời điểm bà Yeoh nhậm chức vào cuối năm 2022 nên có khá ít thời gian chuẩn bị cho kỳ SEA Games 32 hơn các Bộ trưởng tiền nhiệm. Bởi vì lý do bất ổn chính trị nên việc giải ngân nguồn ngân sách đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo vận động viên cũng bị gián đoạn dẫn đến ảnh hưởng về kết quả thi đấu. Nhiều vận động viên trong Đoàn không có cơ hội cọ xát thông qua các giải đấu đồng thời không chuẩn bị tốt cho các mùa giải. Theo Liên đoàn cũng như vận động viên các nước trong khu vực đã có nhiều tiến bộ, bứt phá trong 4 năm qua còn họ luôn phải bận rộn với Chính trị đất nước. 

Chính trị của đất nước cũng là một nguyên nhân gây tụt hạng 

Cũng theo vị Bộ trưởng này việc chủ nhà Campuchia huỷ bỏ các nội dung là thế mạnh như bắn súng, bắn cung đồng thời hạn chế các vận động viên nước khác dự các môn võ truyền thống cũng khiến Đoàn mất đi số lượng khoảng 18 huy chương vàng. Đặc biệt vấn đề nước chủ nhà nhập tịch thêm số lượng lớn vận động viên đồng thời thay đổi quy định độ tuổi trong nhiều nội dung khiến khả năng giành huy chương của Đoàn Malaysia bị thu hẹp. 

Sự thiếu đi tính đoàn kết của các đội tuyển trong Đoàn cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả không mong muốn của Malaysia tại SEA Games 32. Điển hình phải kể đến là đội tuyển bơi, huấn luyện viên Marilyn Chua, cựu kình ngư từng tham dự giải Olympic năm 2000 luôn cho rằng trong đội bơi có văn hoá tiêu cực, độc hại.  Các học trò của nữ HLV rơi nước mắt khi trở thành đội tuyển quốc gia và thi đấu trong môi trường không hề có lợi cho quá trình phát triển. 

Malaysia thất thế tại đấu trường SEA Games 22 bởi sự cố sàm sỡ vận động viên

Những vận động viên có nguồn gốc nhập tịch thực tế được cấp phép bởi Đoàn thể thao Đông Nam Á. Theo ông Jefri khẳng định trong tương lai Đoàn thể thao có thể xây dựng được những chiến thuật, đội hình hiệu quả hơn. Bên cạnh đó ông còn cho biết thêm về vụ liên quan đến quấy rối tình duch của huấn luyện viên với vận động viên xe đạp leo núi nữ khiến tất cả đội tuyển bị ảnh hưởng không thể bảo vệ thành công ngôi vô địch. 

Phong độ thi đấu khiến Malaysia tụt hạng xuống vị trí thứ 7

Tính từ sau kỳ SEA Games 2017 Đoàn thể thao Malaysia có phong độ ngày một đi xuống trầm trọng. Đất nước nổi lên trong vị trí dẫn đầu khi đăng cai thế vận hội thời điểm năm 2017 với tổng số 145 huy chương vàng. Tuy nhiên về sau số lượng ngày một giảm sút và các nguyên nhân được tung ra liên tục từ Ban huấn luyện. 

Phong độ sa sút của Đoàn thể thao Malaysia xuất phát cao độ từ sự thiếu đoàn kết. Đồng thời khâu chọn vận động viên không được minh bạch, công bằng từ phía lãnh đạo. Nếu còn tiếp tục như vậy chắc chắn nền thể thao Malaysia sẽ vẫn còn thụt lùi kém xa đội có vị trí xếp hạng thấp nhất tại khu vực. 

Similar Posts